Nguyễn Gia Mưu (1523 – ?)
1. Thông tin
– Tên gọi: Nguyễn Gia Mưu hay Ngô Nguyễn Mưu
Đổi họ Ngô theo cha nuôi
– Sinh năm 1523 (Quý Mùi) tại xã Nghĩa Lập, huyện Đông Ngàn, Kinh Bắc, Đại Việt (nay là thôn Nghĩa Lập, phường Phù Khê, Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam)
Chưa rõ năm mất tại Đại Việt (nay là Việt Nam)
– Giới tính: Nam
– Quốc tịch: Đại Việt
Dân tộc: Kinh
– Là chính trị gia thời nhà Lê trong lịch sử Việt Nam.
2. Hôn nhân và gia đình
a) Thân thế
– Bố nuôi là Ngô Miễn Thiệu
b) Hôn nhân và con cái
– Quan hệ gia đình với 2 vợ là Ngô Thị và 1 người nữa
– Có ? người con trai: Nguyễn Khiêm, Nguyễn Cường Nghị, Nguyễn Dũng Lược
c) Hậu duệ
– Cháu nội: Nguyễn Tính Thiện
3. Con người và tính cách
Theo vusta.vn: Ngay từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh và hiếu học
4. Cuộc đời và sự nghiệp
Con thứ ? trong gia đình có ? người con (Nguyễn Gia Mưu)
Triều Mạc Phúc Nguyên
Nhà nghèo và bố mất sớm nên ở với mẹ
Năm 1550 khi 28 tuổi, người chú ruột tên là Nguyễn Hữu Thường đỗ Tiến sĩ vinh quy về làng, ông nghè đã bắt người cháu ruột của mình ra đường cái quan cáng võng bà quan nghè về quê bái tổ. Uất ức vì sự đối xử của người chú ruột, Nguyễn Gia Mưu cáng võng người thím về đến đầu làng, rồi bỏ quê tới Tam Sơn, xin học thầy Ngô Miễn Thiệu. Thấy người học trò đã cao tuổi, thầy Ngô Miễn Thiệu liền thử ý chí và tinh thần hiếu học của Gia Mưu bằng việc ra điều kiện: Phải mang xôi trâu, nén bạc đến nộp cho thầy. Gia Mưu lẻn về nhà thưa với mẹ. Thương con, người mẹ bèn đem việc này bàn với quan nghè Nguyễn Hữu Thường. Thấy người cháu ruột quyết chí tiến thủ bằng con đường hoạn lộ, người chú ruột nhận lời giúp đỡ tận tình, nhưng giấu kín không cho cháu biết, để nuôi dưỡng lòng quyết tâm học tập của Nguyễn Gia Mưu.
Với sự giúp đỡ trực tiếp của thầy Ngô Miễn Thiệu, Nguyễn Gia Mưu thực sự bộc lộ được đức tính của người học trò thông minh, chăm học và hiếu thảo. Chính vì vậy thầy càng yêu quý, tin tưởng vào tài năng của người học trò chắc chắn sẽ thành đạt, đi tới thuận lòng gả con gái của mình cho người học trò yêu. Thế là thầy học, đồng thời là bố vợ, Trạng nguyên Ngô Miễn Thiệu đã ngày đêm dạy dỗ, chỉ bảo cho người con rể của mình, đợi ngày đoạt chiếm bảng vàng. Từ ngày có vợ, Nguyễn Gia Mưu học hành có phần chểnh mảng bởi việc chăm sóc của người vợ chưa được tận tình chu đáo. Được thầy khuyên nhủ, dạy dỗ người vợ nên sức học cũng được củng cố.
Năm 1955 khi 33 tuổi, đỗ Hương cống
Năm 1559 (Kỷ Mùi, Quang Bảo thứ 6) khi 37 tuổi, đỗ Đệ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân chức Tham chính. Ngày vinh quy bái tổ, Nguyễn Gia Mưu đã không về nơi sinh quán làng Nghĩa Lập, mà về quê vợ và sinh cơ lập nghiệp tại làng Tam Sơn. Làm đến chức Tham chính, thăng Phú hộ
5. Giải thưởng và tôn vinh
Được cho là thủy tổ của dòng họ Nguyễn và Ngô Sách ở Tam Sơn
6. Tham khảo
– Internet
– Ấn phẩm
Bản Phả của Hán Quốc công Ngô Lan (Đinh Dậu 1477, niên hiệu Hồng Đức Lê Thánh Tông)