Ngô Xương Văn (935 – 965)

1. Thông tin

– Tên gọi: Ngô Xương Văn (吳昌文) hay Ngô Xương Căn

Tước hiệu: Nam Tấn vương (南晉王)

– Sinh năm 935 tại Đường Lâm, huyện Phúc Lộc, châu Giao, Tĩnh Hải quân (nay là huyện Ba Vì, Tp. Hà Nội, Việt Nam)

Mất năm 965 (Ất Sửu) tại Tĩnh Hải quân (nay là Tp. Hà Nội, Việt Nam)

– Giới tính: Nam

– Quốc tịch: Tĩnh Hải quân

Dân tộc: Kinh

– Là chính trị gia thời Bắc thuộc và nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam.

2. Hôn nhân và gia đình

a) Thân thế

– Ông nộiNgô Đình Mânbà nộiPhùng Thị Tịnh Phong

Ông ngoại là Dương Đình Nghệ

– BốNgô QuyềnmẹDương Thị Vy

b) Hôn nhân và con cái

– Quan hệ gia đình với 2 vợ là Dương thị và Lý Thị Ngọc Dư

– Có ? người con trai: Ngô Nhật Chung

c) Hậu duệ

– Cháu nội: Ngô Nhật Minh

3. Cuộc đời và sự nghiệp

Con thứ 2 trong gia đình 4 anh em (Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Văn, Ngô Càn Hưng và Ngô Nam Hưng)

Thời Bắc thuộc

Năm 944, cha mất, để lại di chúc ủy thác công việc cho em cậu là Dương Tam Kha, di chiếu cho Ngô Xương Ngập kế vị. Nhưng Dương Tam Kha cướp ngôi, tự lập mình làm vua, xưng Dương Bình Vương.

Ngô Xương Ngập sợ bị hại nên bỏ chạy về nhà một hào trưởng là Phạm Chiêm (Phạm Lệnh Công) ở làng Trà Hương, Nam Sách, Hải Dương. Từ đó, lấy vợ và sinh con.

Dương Tam Kha lấy Ngô Xương Văn làm con nuôi. Từ khi Dương Tam Kha lấy ngôi của nhà Ngô, nhiều nơi không chịu thuần phục, các thủ lĩnh nổi lên cát cứ một vùng thường đem quân đánh chiếm lẫn nhau.

Một số nghiên cứu gần đây cho rằng Ngô Xương Văn lấy con gái Bình Vương là Dương Vân Nga, nhưng có vài điểm mâu thuẫn.

Năm 950 (Canh Tuất) Dương Tam Kha sai Ngô Xương Văn cùng 2 tướng là Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc đi dẹp loạn hai thôn Đường, Nguyễn ở Thái Bình. Quân đến Từ Liêm, được sự ủng hộ của một số tướng lĩnh, Ngô Xương Văn dẫn quân quay lại lật đổ Dương Tam Kha, không giết đi mà giáng làm Chương Dương công, ban cho đất làm thực ấp (nay là bến Chương Dương, Thường Tín, Tp. Hà Nội). Giành lại ngai vàng cho nhà họ Ngô và xưng là Nam Tấn vương, đóng đô ở Cổ Loa.

Đại Việt sử ký toàn thư viết: Năm 950, Dương Tam Kha sai Ngô Xương Văn cùng hai tướng họ Dương và họ Đỗ đem quân đi đánh hai làng là Đường và Nguyễn ở Thái Bình. Khi quân đến Từ Liêm, Ngô Xương Văn nói với hai tướng rằng:

– Đức lớn của Tiên Vương ta đã thấm vào tận lòng dân, cho nên, chính lệnh ban ra, không ai là không thuận nghe theo. Nay, không may Tiên Vương đã lìa bỏ quần thần, Bình Vương [chỉ Dương Tam Kha] làm việc bất nghĩa, cướp ngôi của anh ta, tội thật không có gì lớn bằng. Giờ đây, Bình Vương lại sai chúng ta đi đánh hai làng vô tội. Nếu may mà thắng được thì chẳng nói làm gì, còn như họ không chịu hàng phục thì ta biết làm sao được?

Hai tướng cùng nói:

– Chúng tôi xin theo lệnh của ông.

Ngô Xương Văn lại nói:

– Ta muốn đem quân quay lại đánh úp Bình Vương để khôi phục cơ nghiệp của Tiên Vương ta, như thế có nên chăng?

Hai tướng cùng cho là hay, bèn quay về đánh úp Dương Tam Kha. Mọi người muốn giết Dương Tam Kha đi, nhưng Ngô Xương Văn nói:

– Bình Vương đối với ta có ơn [chỉ việc Dương Tam Kha đã nhận Ngô Xương Văn làm con nuôi], tại sao lại nỡ giết?

Nói rồi, bèn giáng Dương Tam Kha làm Chương Dương Công, ban cho đất làm thực ấp (nay là bến Chương Dương).

Năm 951 (Tân Hợi) Ngô Xương Văn cho người đón anh trai Ngô Xương Ngập về kinh. Được Dương thái hậu chuẩn tấu, Ngô Xương Ngập cũng lên làm vua xưng là Thiên Sách Vương. Lúc đó tồn tại hai vua Nam Tấn Vương và Thiên Sách Vương. Sử gọi là Hậu Ngô Vương.

Đinh Bộ Lĩnh cát cứ ở Hoa Lư không chịu thần phục nhà Ngô. Bộ Lĩnh sai con trai trưởng là Đinh Liễn vào Cổ Loa làm con tin. Đinh Liễn đến, hai vua trách tội Bộ Lĩnh không đến chầu, rồi bắt giữ Liễn, đem theo đi đánh Hoa Lư. Hơn một tháng trời, quân Triều đình không đánh nổi, hai Vua bèn treo Liễn lên ngọn sào, sai người bảo Bộ Lĩnh, nếu không chịu hàng thì giết Liễn. Bộ Lĩnh tức giận nói:
– Đại trượng phu chỉ mong lập được công danh, há lại bắt chước thói đàn bà xót con hay sao?
Liền sai hơn mười tay nỏ nhắm Liễn mà bắn. Hai vua Ngô kinh sợ nói:
– Ta treo con nó lên là muốn để nó đoái tiếc con mà ra hàng cho chóng. Nó tàn nhẫn như thế, còn treo con nó làm gì?
Nói rồi không giết Liễn mà đem quân về.

Ngô Xương Ngập chuyên quyền không cho Ngô Xương Văn tham gia chính sự. Ngô Xương Ngập còn định trừ Ngô Xương Văn để một mình làm vua.

Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư có đoạn: Bấy giờ Thiên Sách Vương chuyên quyền làm uy, [Nam Tấn] Vương không được dự chính sự nữa. Hai vương do đó hiềm khích với nhau

Năm 954 (Giáp Dần) Ngô Xương Ngập lâm bệnh qua đời. Ngô Xương Văn một mình trị nước. Sai sứ sang thỉnh mệnh vua Nam Hán là Lưu Xưởng. Xưởng cho vua làm Tĩnh Hải quân tiết độ sứ kiêm Đô hộ

Theo sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục dẫn chiếu từ Ngũ đại sử (thiên Nam Hán thế gia), sau khi Xương Ngập chết, Xương Văn sai sứ đến gặp vua Nam Hán là Lưu Thịnh (con Lưu Cung) xin “tiết việt”. Lưu Thịnh sai cấp sự trung là Lý Dư đem cờ tinh, cờ tiết sang để chiêu dụ. Lý Dư đi đến Bạch Châu, Ngô Xương Văn sai người đến ngăn lại, bảo rằng: Giặc biển làm loạn, đường sá khó đi, thành thử Lý Dư không sang được tới nơi. Có lẽ Nam Tấn vương đã ân hận trong việc “thần phục” kẻ địch từng thua bại dưới tay ông ngoại và cha mình và thấy Nam Hán không đủ mạnh để thần phục nên tìm cách không gặp sứ Nam Hán.

Trong nước có nhiều nơi làm loạn không thần phục triều đình, Nam Tấn vương mang quân đi dẹp. Đầu tiên dẹp được giặc Chu Thái ở Thao Giang (Phú Thọ).

Năm 965 (Ất Sửu) Ngô Xương Văn đem quân đi đánh hai thôn Đường và Nguyễn ở Thái Bình (Sơn Tây). Quân đến nơi cắm thuyền, lên bộ đánh nhau. Ông bị phục binh bắn nỏ tẩm thuốc độc trúng, tử trận (làm vua được 15 năm).

Theo Sử ký của Ngô Thì Sĩ, bấy giờ có người quận Thao Giang là Chu Thái quật cường không thần phục. Nam Tấn vương thân đi đánh, chém được Chu Thái. Do trận thắng ấy, Nam Tấn vương sinh kiêu, chủ quan khinh địch, chính vậy nên mới mắc nạn trong chuyến đi đánh hai thôn này.

5. Tham khảo

– Internet

vi.wikipedia.org

ngotoc.vn

nguoikesu.com

– Ấn phẩm

Đại Việt Sử ký Toàn thư

Khâm định Việt sử thông giám cương mục

Ngũ đại sử

Bản Phả của Hán Quốc công Ngô Lan (Đinh Dậu 1477, niên hiệu Hồng Đức Lê Thánh Tông)

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *