Ngô Tử An (? – ?)
1. Thông tin
– Tên gọi: Ngô Tử An hay Ngô Tử Ân hay Ngô Tử Án
– Chưa rõ năm sinh năm mất tại thượng du châu Ái (nay là Việt Nam)
– Giới tính: Nam
– Quốc tịch:
Dân tộc: Kinh
– Là chính trị gia thời nhà Tiền Lê trong lịch sử Việt Nam.
2. Gia đình
a) Thân thế
– Ông nội là Ngô Xương Xí và bà nội là Lý Thị Khoan Dung
– Bố là Ngô Xương Sắc
b) Con cái
– Có ? con: Ngô Tử Uy
c) Hậu duệ
– Cháu nội: Ngô Tử Vinh
3. Cuộc đời và sự nghiệp
Con thứ 2 trong gia đình 2 anh em (Ngô Tử Canh, Ngô Tử An)
Theo Lê Hoàn lập ra nhà Tiền Lê và được tôn là Phụ quốc
Năm 983 vua Lê Đại Hành sai đào vét nối sông Đáy với sống Hoát để đánh chiếm Chiêm Thành
Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư cho biết, để chuẩn bị cho việc chinh phục Chiêm Thành, năm 983 vua Lê Đại Hành sai Ngô Tử An đem quân đào và vét nối sông Đáy với sông Hoát để tránh cửa Thần Phù hay có gió bão, vét các khúc sông từ Yên Định đến Tĩnh Gia, gồm Kênh Son, Kênh Sắt và sông Đa Cái (Nghệ An), tạo thành con đường thủy cho thuyền bè đi thông từ sông Đáy đến cửa Sót (tức cửa Nam Giới ở Hà Tĩnh).
Theo cụ Ngô Đức Thắng thì sự nghiệp đào sông của Ngô Tử An, di tích còn lại là một cái nghè bằng đá có khắc ba chữ “Thuỷ Thạch Tiên” trong một hang đá thuộc xã Quỳnh Lộc, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Tương truyền có hai bài thơ khắc vào vách đá, nhưng nay không còn vì nạn khai thác đá.
Năm 992 vua Lê Đại Hành lại sai Phụ quốc Ngô Tử An đem ba vạn người đi mở đường bộ từ cửa biển Nam Giới đến châu Địa Ly của Chiêm Thành
Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư: Năm 992 vua Lê Đại Hành lại sai Phụ quốc Ngô Tử An đem ba vạn người đi mở đường bộ từ cửa biển Nam Giới đến châu Địa Ly của Chiêm Thành (nay là huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình) tạo thành một tuyến vận tải thủy bộ liên hoàn từ sông Đáy đến đất Chiêm Thành. Đó là con đường bộ đầu tiên nối Đại Việt với đất Chiêm Thành vượt qua dãy Hoành Sơn ở Đèo Ngang. Để mở đường bộ qua Đèo Ngang thì phải phá bỏ thành đá do người Chiêm Thành xây dựng (thạch thành Lâm Ấp trúc) từ trước nhằm ngăn chặn sự xâm lấn của Đại Việt; còn Đại Việt mở lối vượt Hoành Sơn là để chinh phục Chiêm Thành. Do vậy mà có câu ngạn ngữ “Thạch thành Lâm Ấp trúc – Lục lộ Ngô Tử An”
4. Tham khảo
– Internet
– Ấn phẩm
Đại Việt Sử ký Toàn thư
Bản Phả của Hán Quốc công Ngô Lan (Đinh Dậu 1477, niên hiệu Hồng Đức Lê Thánh Tông)