Ngô Kinh (1350 – 1437)
1. Thông tin
– Tên gọi: Ngô Kinh (吳京)
Tước vị: Bảo chính Công thần Nhập nội Kiểm điểm Thượng tướng quân Kiến tường Hầu,thăng thụ Thái phó Thượng Trí tự Hưng Quốc công
Thụy hiệu: Du khê Thượng sỹ, Trung hiền Thượng sỹ
– Sinh năm 1350 tại Động Bàng, An Định, tỉnh Thanh Hóa, Đại Việt (nay là Định Hòa, Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam)
Mất ngày 27/7/1437 (87 tuổi) tại Đại Việt (nay là Việt Nam)
– Giới tính: Nam
– Quốc tịch: Đại Việt
Dân tộc: Kinh
– Là người dân thời nhà Trần trong lịch sử Việt Nam.
2. Hôn nhân và gia đình
a) Thân thế
– Ông nội là Ngô Rô và bà nội là Trần Thị Ngọc Hựu
– Bố là Ngô Tây và mẹ là Trịnh Thị Kim
b) Hôn nhân và con cái
– Quan hệ gia đình với vợ là Lê Thị Mười
Có bản chép là Đinh Thị Mại hay Đinh Quỳnh Khôi
– Có 5 người con: (4 con trai và 1 con gái)
Con trai: Ngô Từ, Ngô Đức, Ngô Khiêm, Ngô Đam
Con gái: Ngô Thị Ngọc San
c) Hậu duệ
– Cháu nội: Ngô Việt, Ngô Lộc, Ngô Hồng, Ngô Ký, Ngô Khế, Ngô Lan, Ngô Nạp, Ngô Hộ, Ngô Lương, Ngô Hựu, Ngô Nhạn, 3Ngô Thị Ngọc Dao, Ngô Thị Ngọc Liêu, Ngô Thị Ngọc Thung, Ngô Thị Ngọc Vỹ, Ngô Thị Ngọc Phúc, Ngô Thị Ngọc Đức, Ngô Thị Ngọc Điệp, Ngô Thị Ngọc Hạ, Ngô Đình Khanh, Ngô Đình Chạc, Ngô Đình Biên, Ngô Thanh, Ngô Tẩy, Ngô Ưng, Ngô Xuyến.
3. Con người và tính cách
Thông minh, lanh lợi, hoạt bát, cần cù
4. Cuộc đời và sự nghiệp
Con thứ 3 trong gia đình 4 anh em (Ngô Thành, Ngô Trừng, Ngô Kinh, Ngô Lan Toàn)
Nhà Trần
Năm 1366, khi 16 tuổi, cha chết
Năm 1371, khi 20 tuổi, mẹ chết. Đói rét không biết nương nhờ vào đâu. Nghe người làng là Lê Đức (Đào) nói ở sách Khả Lam, huyện Lương Sơn có khe ngòi, rừng rậm, lúa tốt dễ làm ăn, bèn đến đó trú tạm ở đình.
Được vợ chồng Lê Khoáng và Trịnh Thị Thương hỏi rõ căn do lai lịch, rủ lòng thương xót đưa về nhà nuôi làm gia nô, giao phó việc cày cấy. Lê Khoáng thấy Ngô Kinh là người nhanh nhẹn, ngay thẳng, tỏ lòng yêu mến, coi như tay chân, rồi gả cháu họ là Lê Thị Mười cho.
Năm 1418 con Lê Khoáng là Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, Ngô Kinh cùng con trưởng là Ngô Từ, được Chủ soái Lê Lợi giao phó cho việc trông nom trang trại chăm lo sản xuất để chuẩn bị quân lương và tiếp đón nhân tài các nơi về tụ nghĩa. Lê Lợi từng căn dăn Ngô Kinh: “Quân, lương là hai việc vô cùng bức thiết trong lúc gây dựng nước nhà, nhà ngươi nên ở lại giữ gìn căn cứ, thu nhận nhân tài hào kiệt để ta cùng các tướng chuyên bàn mưu tính kế ra quân là việc hàng đầu. Bên trong việc điều binh lương, bên ngoài bắt kẻ gian nhòm ngó, việc đó giao cho ngươi đảm nhiệm. Người xưa coi công trạng giữ gìn căn cứ ngang với công đánh giặc. Ngươi cần hiểu sâu lời ta nói”.
Từ Quan Hoá, Lê Lợi cùng một số tướng trung kiên như Đỗ Bí, Nguyễn Xý rút lên núi Chí Linh (thuộc Thường Xuân – Lang Chánh). Ở đây bị quân Minh vây khốn, không có gì ăn, Ngô Từ phải dùng đến lực lượng trẻ chăn trâu cắt cỏ, giấu cơm nắm lương khô vào cỏ rác, đặt vào các bụi rậm quanh nơi giấu quân, đêm đêm quân lính ra sục tìm mang về chia nhau chống đói.
Ngô Kinh, Ngô Từ vừa sản xuất lương thực vừa tuyển quân gửi ra mặt trận, vừa tổ chức phục binh đánh lui nhiều cuộc vây ráp của địch hòng tiêu diệt căn cứ. Phàm những việc Lê Lợi dặn dò uỷ thác đều làm tròn.
Năm 1423 (Quý Mão) tạm thời hoà hoãn với quân Minh, Lê Lợi đem quân về Lam Sơn củng cố, ban thưởng công lao, phong Ngô Kinh là Kiện Tướng hầu, Ngô Từ là Bàng Khê hầu. Con cháu trưởng thành đều ra mặt trận.
Năm 1428 (Mậu Thân) thiên hạ được thái bình. Nhân dịp phong tước cho các công thần Phạm Văn Xảo, Lê Vấn. Lê Lợi nói với các tướng:
– Các khanh theo trẫm ra trận, được cung cấp đầy đủ lương thực, đó là công lao của cha con Ngô Kinh, Ngô Từ. Trẫm khi chưa khởi binh thì Ngô Kinh là gia nô của tiên khảo, Ngô Từ là nô thần của trẫm. Ban đầu xướng nghĩa, Từ là người quyết mưu trước nhất. Trẫm cùng với các khanh mưu việc thiên hạ, ẩn náu nơi núi rừng trông nhờ vào cha con Ngô Kinh, Ngô Từ giữ gìn căn cứ địa, cung đốn lương thảo, điều động binh sĩ. Xưa kia Hán Cao Tổ được thiên hạ, quy công cho Tiêu Hà giữ đất Quan Trung, cung đốn không ngừng lương thảo là công bậc nhất. Nay cha con Ngô Kinh, Ngô Từ đã có công giữ gìn căn cứ, lại có thành tích đánh giặc, đáng được thăng đệ nhất công thần.
Bèn thăng thụ Ngô Kinh làm Thái phó Hưng Quốc công, Ngô Từ làm Thái bảo Chương Khánh công và được ban quốc tính. Về sau Ngô Kinh được phong Bảo chính Công thần Nhập nội Kiểm điểm Thượng tướng quân, tặng thụy Dụ khê Thượng sỹ, bảo phong Quang liệt Đại vương.
Năm 1437 ông từ trần.
5. Giải thưởng và vinh danh
Gia phong Quang liệt Đại vương, Công thần khai quốc triều Hậu Lê
Mộ táng ở làng Thung Thương
6. Tham khảo
– Internet
– Ấn phẩm
Bản Phả của Hán Quốc công Ngô Lan (Đinh Dậu 1477, niên hiệu Hồng Đức Lê Thánh Tông)
1 Response
[…] Ngô Khiêm: Tước hiệu Thận Quận công, con trai của Ngô Kinh. […]