Ngô Khế (1426 – 1514)
1. Thông tin
– Tên gọi: Ngô Kế hay Ngô Khế
Tước hiệu: Tư đồ Thái úy Thanh Quốc công; Thụy hiệu: Hiệp mưu thuần tín tá lý đồng đức Hoàng tôn Công thần, thăng thụ Đặc tiến kim tử Vinh lộc đại phu, gia thụ Đặc tiến khai phủ Kim tử Vinh lộc đại phu, Tham dự triều chính Cố mệnh Đại thần, Đông bình chương Quân quốc trọng sự, Tư đồ Thượng Trụ quốc, Thái uý, gia Thượng Trí, Thanh Quốc công, thuỵ Sùng Thịnh Thượng sỹ.
– Sinh tháng 9/1426 (giờ Dần, Bính Ngọ) tại Đại Việt (nay là Việt Nam)
Mất ngày 6/10/1514 (Giáp Tuất) (88 tuổi) tại Đại Việt (nay là Việt Nam)
– Giới tính: Nam
– Quốc tịch: Đại Việt
Dân tộc: Kinh
– Là chính trị gia thời nhà Lê trong lịch sử Việt Nam.
2. Hôn nhân và gia đình
a) Thân thế
– Ông nội là Ngô Kinh và bà nội là Lê Thị Mười
– Bố là Ngô Từ
b) Hôn nhân và con cái
– Quan hệ gia đình với vợ là Vũ Thị Ngọc Hoàn
– Có 14 người con: (11 con trai và 3 con gái)
Con trai: (Ngô Bá Di, Ngô Sử Toàn, Ngô Sử Hậu, Ngô Công Tín, Ngô Ngữ, Ngô Lợi, Ngô Khắc Cung, Ngô Văn Bính, Ngô Thế Bang, Ngô Hữu Phái, Ngô Ngọc Phác)
Con gái: Ngô Chi Lan Kim và 2 người nữa
c) Hậu duệ
– Cháu nội:
3. Cuộc đời và sự nghiệp
Con thứ 3 trong gia đình 19 anh em (Ngô Việt, Ngô Lộc, Ngô Khế, Ngô Hồng, Ngô Lương, Ngô Thị Ngọc Xuân, Ngô Chiêu, Ngô Nhạn, Ngô Nạp, Ngô Thị Ngọc Liêu, Ngô Thị Ngọc Hạ, Ngô Thị Ngọc Dần, Ngô Thị Ngọc Sửu, Ngô Thị Ngọc Điệp, Ngô Thị Ngọc Phúc, Ngô Thị Ngọc Đức, Ngô Thị Ngọc Dao, Ngô Lan, Ngô Thị Ngọc Vỹ)
Triều Lê
Tham gia diệt bọn Đồn, Ban, Tuấn, phế Nghi Dân lập Tư Thành.
Năm 1463 (Quang Thuận thứ 4) Thánh Tông về viếng thăm Thuần mậu đường. Cho hai anh em vợ Ngô Khế, Ngô Lan làm chức kiểm điểm.
Năm 1469 (Kỷ Sửu) vua Thánh Tông đi đánh Chiêm thành sai Ngô Khế ở lại giữ kinh đô, thay vua cai quản các quan trong triều và nhân dân.
Năm 1471 (Tân Mão) bọn Ngô Hồng, Lê Niệm chém được đại tướng Chiêm Thành, bắt sống vua Chiêm là Chế Củ. Vua sai chỉ huy sứ Ngô Ủng, Ngô Lan, Ngô Nhạn dẫn Tử Ma đến, lại lệnh cho chưng bày khí giới và các vật phẩm chiếm được. Nhà vua tổ chức ăn mừng chiến thắng, phong Ngô Khế là Thanh Quốc công, Ngô Lan là Thái bảo Hán Quốc công, Ngô Hồng là Điện Bàn Hầu, cấp mỗi người trên 100 mẫu ruộng ở các huyện Bất Bạt (Sơn Tây), Mỹ Lương (Hà Nội) và ở xã Linh Lăng, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang). Ngô Khế được phong Hiệp mưu Thuần tín Tá lý Đồng đức Hoàng tôn Công thần Tây quân Đô đốc phủ Tả Đô đốc Đô tướng Thái bảo Đức Quận công, Đặc tiến kim tử Vinh lộc đại phu tham dự triều chính, Đồng Bình chương quân quốc trọng sự Tư đồ Thượng trụ quốc gia Thái úy Thanh Quốc công. Được cấp thêm tự điền ở các huyện Việt Yên, Bạch Hạc, các xã Nhật Duật, La Bối, Vân Cẩm, Giám Lễ huyện Lương Giang cộng 300 mẫu.
Năm 1507 (Đoan Khánh thứ 3) vua Uy Mục Đế vô đạo, bên trong thì tin dùng gian thần, bên ngoài thì họ khác nắm quyền, xã tắc có cơ lâm nguy. Lại bắt giam Giản Tu Công, sau trốn ra được chạy vào Tây Đô. Ngô Khế và Nguyễn Diễn viết hịch bố cáo với nhân dân, sai Nguyễn Hoằng Dụ, Nguyễn Lâm, Nguyễn Văn Lữ (đều là họ ngoại vua Tương Dực) và Lê Tung đem quân từ Tây Đô ra phối hợp quét sạch lũ gian thần, phế Uy Mục Đế.
Năm 1509 (Đoan Khánh thứ 5) Các đại thần lập Tương Dực lên ngôi vua (tức Ông Giản Tu, tên là Oanh) đổi niên hiệu là Hồng Thuận. Tương Dực Đế cũng là người tàn độc, bắt Uy Mục buộc vào mũi súng thần công mà giết bằng cách nổ súng.
Ngày 6/10/1514 (Canh Dần) ông mất. Vua ban tên thuỵ là Sùng Tĩnh thượng Sĩ, lại cấp ruộng tự điền ở các huyện Việt Yên, Bạch Hạc, các xã Duật Nhật, Xa Bối, Vân Cẩm, Giám Lỗ… kể cả xã An Xá, huyện Lương Giang gồm hơn 500 mẫu cho nhân dân quanh vùng phụng thờ, rất linh ứng.
4. Giải thưởng và vinh danh
Thủy tổ Ngô Tam Sơn trong Ngô tộc phả
Mộ táng tại xứ Phủ Bối, làng Thung Thượng (nay là làng Nhất, Đồng Phang, xã Định Hòa, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa). Tôn tạo năm 1994 và 2003.
Phong Trác vỹ Thượng đẳng Tôn thần và lập đền thờ
5. Tham khảo
– Internet
– Ấn phẩm
Bản Phả của Hán Quốc công Ngô Lan (Đinh Dậu 1477, niên hiệu Hồng Đức Lê Thánh Tông)
1 Response
[…] – Quan hệ gia đình với chồng là Ngô Kế […]