Quận 6
1. Thông tin
– Tên đầy đủ: Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
– Ngày thành lập: 27/5/1959
– Trụ sở: 107 – Cao Văn Lầu, phường 1, quận 6.
– Website: http://www.quan6.hochiminhcity.gov.vn/
Mã bưu chính
Mã điện thoại
– Bài ca đại diện
2. Vị trí
– Tọa độ: 10o44’46″B 106o38’10″Đ
– Nằm ở tây nam nội thành, khu vực vùng Đông Nam Bộ
– Phía đông giáp với quận 5, ngăn cách bởi đường Nguyễn Thị Nhỏ, đường Lê Quang Sung và đường Ngô Nhân Tịnh
Phía tây giáp quận Tân Bình, ngăn cách bởi đường An Dương Vương
Phía nam giáp quận 8, ngăn cách bởi kênh Tàu Hủ
Phía bắc giáp quận Tân Phú và quận 11, ngăn cách bởi rạch Lò Gốm, đường Tân Hóa và đại lộ Hồng Bàng
3. Địa lý
– Diện tích: 7,14 km2
4. Tài nguyên thiên nhiên
a) Khí hậu
b) Môi trường
5. Tổ chức chính trị
– Chủ tịch UBND từng thời kỳ
Ngô Thành Luông
– Chủ tịch HĐND từng thời kỳ
Lê Văn Tân
– Bí thư Quận ủy từng thời kỳ
Lê Văn Tân
6. Hành chính
– Mã hành chính: 775
– Đơn vị hành chính: 14 phường (trong đó có 74 khu phố và 1311 tổ dân phố)
Phường 1
Phường 2
Phường 3
Phường 4
Phường 5
Phường 6
Phường 7
Phường 8
Phường 9
Phường 10
Phường 11
Phường 12
Phường 13
Phường 14
7. Lịch sử
Năm 1874, Pháp đổi tên hạt Tham biện thành Địa hạt.
Năm 1876, Pháp xoá bỏ lục tỉnh mà phân chia thành bốn khu vực mang tính quân sự, trong đó vùng quận 6 thuộc khu vực Sài Gòn.
Ngày 27/4/1931, Tổng thống Pháp ký sắc lệnh hợp nhất thành phố Sài Gòn và thành phố Chợ Lớn thành một đơn vị hành chính mới gọi là Khu (một số tài liệu gọi là “Địa phương”) Sài Gòn – Chợ Lớn (Région Saigon – Cholon ou Région de Saigon – Cholon).
Ngày 22/9/1941, Khu Sài Gòn – Chợ Lớn thành lập thêm quận 6.
Ngày 30/6/1951, Thủ tướng chính quyền Quốc gia Việt Nam ký sắc lệnh số 311-cab/SG đổi tên Khu Sài Gòn – Chợ Lớn thành Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn.
Ngày 22/10/1956 Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ban sắc lệnh số 143/NV quy định Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn đổi tên thành Đô thành Sài Gòn.
Ngày 27/3/1959, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ban hành Nghị định số 110-NV về việc phân chia sáu quận đang có thành tám quận mới: Nhứt, Nhì, Ba, Tư, Năm, Sáu, Bảy và Tám (trừ ba quận: Nhứt, Nhì, Ba giữ nguyên, các quận còn lại đều đổi tên và thay đổi địa giới hành chính). Lúc này, quận 6 (quận Sáu) trùng với một phần địa giới của quận 5 cũ. Trong đó có 7 phường: Bình Tây, Bình Tiên, Chợ, Phú Lâm, Bình Thới, Cầu Tre, Phú Thọ Hoà.
Năm 1969 tách đất của hai quận: Năm, Sáu để lập mới quận 11 (quận Mười Một) với 4 phường (Phú Thọ, Bình Thới, Cầu Tre, Phú Thọ Hòa). Quận Sáu còn lại 4 phường.
Năm 1972, lập thêm phường Bình Phú vào quận Sáu.
Ngày 29/4/1975, quận 6 (quận Sáu) gồm 05 phường: Bình Phú, Bình Tây, Bình Tiên, Chợ Lớn, Phú Lâm.
Ngày 30/4/1975 Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản Đô thành Sài Gòn và các vùng lân cận
Ngày 3/5/1975 thành phố Sài Gòn – Gia Định được thành lập. Các tên đường thay đổi tên: Đường Trương Tấn Bửu nay là đường Lê Quang Sung; Đường Lê Quang Hiền nay là đường Cao Văn Lầu; Bến Lê Quang Liêm nay là đường Võ Văn Kiệt; Đường Lục Tỉnh nay là đường Hồng Bàng; Bến Nguyễn Văn Thành nay là đường Phan Văn Khoẻ.
Ngày 20/5/1976, tổ chức hành chính thành phố Sài Gòn – Gia Định được sắp xếp lần hai (theo quyết định số 301/UB ngày 20/5/1976 của Ủy ban Nhân dân Cách mạng thành phố Sài Gòn – Gia Định). Vẫn giữ nguyên quận 6 cũ, các phường cũ đều giải thể, lập các phường mới mang tên số với 20 phường (đánh số từ 1 đến 20). Ngày 2/7 Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 1 chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Quận 6 trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 17/2/1979, theo Quyết định số 52-CP của Hội đồng Chính phủ, quận 6 giải thể ba phường: 3, 11 và 15, địa bàn ba phường giải thể nhập vào các phường kế cận; số lượng phường trực thuộc quận còn 17:
- Giải thể phường 3; đất và dân cư của phường này sáp nhập vào các phường 1, 4 và 6
- Giải thể phường 11; đất và dân cư của phường này sáp nhập vào các phường 5, 10 và 12
- Giải thể phường 15; đất và dân cư của phường này sáp nhập vào các phường 14, 16 và 17
Ngày 14/2/1987, theo Quyết định số 33-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, giải thể 17 phường hiện hữu, thay thế bằng 14 phường mới, đánh số từ 1 đến 14. Sự phân chia đơn vị hành chính này giữ ổn định cho đến ngày nay:
- Sáp nhập một phần phường 16 cũ, một phần phường 17 cũ và phường 14 cũ thành 1 phường, lấy tên là phường 1.
- Sáp nhập một phần của phường 6 cũ với một phần của phường 1 cũ thành 1 phường, lấy tên là phường 2.
- Sáp nhập một phần phường 16 cũ với một phần phường 19 cũ thành 1 phường, lấy tên là phường 3.
- Đổi tên phường 17 cũ (phần còn lại) thành phường 4.
- Sáp nhập một phần của phường 1 cũ với phường 4 cũ thành 1 phường, lấy tên là phường 5.
- Sáp nhập một phần của phường 6 cũ với phường 2 cũ thành 1 phường, lấy tên là phường 6.
- Sáp nhập một phần phường 19 cũ với phường 20 cũ thành 1 phường, lấy tên là phường 7.
- Sáp nhập một phần phường 20 cũ với phường 18 cũ thành 1 phường, lấy tên là phường 8.
- Sáp nhập một phần phường 10 cũ với phường 9 cũ thành 1 phường, lấy tên là phường 9.
- Đổi tên phường 13 cũ thành phường 10.
- Sáp nhập một phần phường 12 cũ với phường 5 cũ thành 1 phường, lấy tên là phường 11.
- Sáp nhập một phần phường 10 cũ với phần còn lại của phường 12 thành 1 phường, lấy tên là phường 12.
- Đổi tên phường 7 cũ thành phường 13.
- Đổi tên phường 18 cũ thành phường 14.
8. An ninh quốc phòng
9. Kinh tế
Năm 2011 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quận lần thứ X (2010-2015), tổng mức đầu tư ước đạt 1.421,014 tỷ đồng; trong đó vốn ngân sách tập trung Thành phố là 1.363,225 tỷ đồng, bằng 160,71% kế hoạch; vốn ngân sách phân cấp Thành phố là 10,562 tỷ đồng, đạt 100 % kế hoạch năm, vốn hoán chuyển cơ sở là 11,110 tỷ đồng, đạt 100 % kế hoạch năm và vốn ngân sách Quận là 36,117 tỷ đồng, đạt 100 % kế hoạch năm.
a) Thủ công nghiệp
Các ngành công nghiệp thực phẩm, cao su – nhựa, cơ khí, chế tạo máy, giày da, dệt may… với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 17,55%. Nhiều doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, hóa mỹ phẩm, luyện kim, chế biến thực phẩm, thuộc da, dệt nhuộm, đông lạnh thủy hải sản…
Có các cơ sở sản xuất như Công ty cổ phần gạch Đồng Tâm, Công ty bút bi Thiên Long, Công ty hóa mỹ phẩm Mỹ Hảo, nhà máy Lưới thép Bình Tây, Công ty liên doanh Cát Tường, Công…
b) Thương nghiệp
Chợ Bình Tây (còn gọi là Chợ Lớn)
Lĩnh vực dịch vụ – thương mại không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động, tổng doanh thu tăng dần hàng năm (năm 2011 đạt 60.430,322 tỷ đồng, tăng 27,22% so cùng kỳ năm 2010) với sự chủ động và nỗ lực cao của hệ thống chợ, các siêu thị, Trung tâm thương mại, Hợp tác xã vận tải, doanh nghiệp dịch vụ du lịch, hơn 82 Chi nhánh – Văn phòng giao dịch, 61 nhà hàng, khách sạn đạt tiêu chuẩn tại Quận. Kim ngạch xuất nhập khẩu cũng tăng cao (năm 2011 đạt 498,290 triệu USD, tăng 18,2% so cùng kỳ năm 2010; nhập khẩu đạt 218,5 triệu USD, tăng 20,5% so cùng kỳ năm 2010).
Các đơn vị về sản xuất kinh doanh như Công ty cổ phần dược phẩm OPC, Công ty cổ phần nhựa Bình Minh, Công ty cổ phần SX-TM nhựa Hiệp Thành, Công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên, Công ty cổ phần CN-TM đầu tư Phú Lâm, Công ty TNHH may thêu Thuận Phương, Công ty cổ phần thực phẩm Bình Tây, Công ty TNHH Tường Phát…
c) Đất đai
10. Giao thông
– Biển số xe: 59, K1, K2
– Các tên đường
Bà Hom
Bà Lài
Bến Bãi Sậy
Bến Lò Gốm
Bến Phú Lâm
Bình Phú
Bình Tây
Bình Tiên
Cao Văn Lầu
Chợ Lớn
Chu Văn An
Đặng Nguyên Cẩn
Gia Phú
Hậu Giang
Hoàng Lê Kha
Hồng Bàng
Hùng Vương
Kinh Dương Vương
Lê Quang Sung
Lê Tấn Kế
Lê Trực
Lý Chiêu Hoàng
Mai Xuân Thưởng
Minh Phụng
Ngô Nhân Tịnh
Nguyễn Hữu Thận
Nguyễn Thị Nhỏ
Nguyễn Văn Luông
Nguyễn Xuân Phụng
Phạm Đình Hổ
Phạm Phú Thứ
Phạm Văn Chí
Phan Văn Khỏe
Tân Hóa
Tân Hòa Đông
Tháp Mười
Trang Tử
Văn Thân
Võ Văn Kiệt
a) Đường bộ
b) Đường thủy
– Các cầu:
Cầu Đặng Nguyên Cẩn,
Cầu Ông Buông 1
Cầu Ông Buông 2
Kênh Lò Gốm
11. Truyền thông
– Hotline
– Website
– Thư điện tử
– Đài truyền hình
Đài phát thanh
– Fanpage và MXH các tổ chức
Kết nghĩa với (nếu có)
12. Du lịch
a) Lễ hội
b) Di tích lịch sử
c) Danh lam thắng cảnh
d) Ẩm thực
13. Dân số và xã hội
– Dân số: 233.000 người (năm 2019)
Mật độ: 38.721 người/km2, trong đó nữ chiếm 53%
– Dân tộc: người Kinh chiếm 73,31%, người Hoa chiếm 26,10%, còn lại là người Chăm, Khơ – me, Tày, Nùng…
Các khu dân cư Bình Phú, khu nhà ở Him Lam, khu nhà ở của cán bộ chiến sĩ Đài ra – đa, Chung cư hẻm 336 Nguyễn Văn Luông, Chung cư 242 Bà Hom, các khu tái định cư phường 10, phường 11
khu dân cư liên Phường 1-2; khu dân cư liên phường 3-4; khu dân cư liên phường 7-8; khu dân cư liên phường 5-6-9 và một phần phường 12; khu dân cư liên Phường 13-14, liên phường 10-11 và khu dân cư Phú Lâm thuộc Phường 13, 14
14. Văn hóa
a) Tư tưởng học thuật
b) Văn học và sử học
c) Tôn giáo và tín ngưỡng
d) Nghệ thuật
15. Giáo dục
Trường THPT Nguyễn Tất Thành, trường Tiểu học Phú Định, trường Mầm non Rạng Đông 10, khu vui chơi thiếu nhi (giai đoạn 1), Trung tâm bồi dưỡng chính trị Quận 6, Trường THCS Lam Sơn, trường THCS Bình Tây
16. Y tế
17. Thể thao
18. Mệnh danh và tôn vinh
19. Tham khảo
– Internet
– Ấn phẩm