Ngô Nhân Triệt (1580 – ?)

1. Thông tin

– Tên gọi: Ngô Văn Triệt hay Ngô Độn

Tự: Mai Hiên

Hiệu: Đức Thịnh hay Đức Thành

Tước hiệu: Thái bảo Lễ Phái bá

Tước vị: Đặc tiến kim tử Vinh lộc đại phu, Thái thường Tự khanh

– Sinh năm 1580 (Canh Thìn) tại làng Ngột Nhi, tổng Nội Trà, xã Vọng Nguyệt, huyện Yên Phong, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc, Đại Việt (nay là thôn Vọng Nguyệt, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam)

Chưa rõ năm mất tại Đại Việt (nay là Việt Nam)

– Giới tính: Nam

– Quốc tịch: Đại Việt

Dân tộc: Kinh

– Là chính trị gia thời nhà Lê trong lịch sử Việt Nam.

2. Hôn nhân và gia đình

a) Thân thế

– Ông nộiNgô Văn Chính

– Bố Ngô Nhân Trừng

b) Hôn nhân và con cái

– Quan hệ gia đình với 3 vợ

Có 9 người con trai: Ngô Nhân Dương, Ngô Nhân Duệ, Ngô Phúc Hồng, Ngô Phúc Lâm, Ngô Đức Lân, Ngô Đức Sáu, Ngô Phúc An, Ngô Nhân Do và Ngô Ninh Xuyên.

c) Hậu duệ

– Cháu nội: Ngô Nhân Kính, Ngô Nhân Hiệu, Ngô Nhân Diễu, Ngô Phú Nghĩa, Ngô Tự Đức, Ngô Khuất và Ngô Bao Dung.

3. Con người và tính cách

Theo Vov2.vov.vn: …từ nhỏ đã có tư chất thông minh, nổi tiếng hay chữ trong vùng. Hơn nữa lại được sinh ra trong một gia tộc khoa bảng, nên ở vào độ tuổi thanh niên, Ngô Nhân Triệt đã được trang bị khá toàn diện tri thức cả văn lẫn võ.

4. Cuộc đời và sự nghiệp

Con cả trong gia đình 4 anh em (Ngô Nhân Triệt, Ngô Đức Khiêm, Ngô Nhân Tỉnh và Ngô Phúc Mỹ)

Thế kỷ XV, Triều Lê trung hưng

Các khoa thi Ất Mùi (1595), Mậu Tuất (1598), Nhâm Dần (1602) và Giáp Thìn (1604) không được dự thi Đình vì bố làm quan dưới triều Mạc nên nhà Lê không cho phép thi.

Lê Kính Tông, Hoằng Định 8

Năm 1607 (Đinh Mùi) đỗ Hội nguyên và thi Đình đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sỹ xuất thân (thứ 2 trong 5 Tiến sỹ)

Năm 1608 (Mậu Thân) được bổ chức Giám sát Ngự sử đạo Lạng Sơn: “khi thì cầm quân dẹp giặc ngoài biên trấn, khi thì bảo vệ thánh cung , khi lại theo hầu phủ Chúa

Sách Lịch triều đăng khoa ghi đỗ năm Vĩnh Tộ 1620 (Canh Thân)

Làm Phó sứ đi sứ nhà Minh, phong Kim tử Vinh lộc đại phu

Khoảng năm 1630 làm tại phủ chúa Trịnh

Năm 1633 (Quý Dậu) được chúa Trịnh giao cho tổng kiểm tra và chiếu bổ các hạng quân phủ, vệ

Lê Thần Tông, Dương Hòa 5

Năm 1639 (Kỷ Mão) soạn bia Trùng tu Đại Bi tự và Công đức bi ký tại chùa Đại Bi (ngày nay được thấy tại bên dưới Tam quan chùa Kim Liên, làng Nghi Tàm, phường Quảng An, quận Tây Hồ, Tp. Hà Nội)

Năm 1642 (Nhâm Ngọ) soạn bia Cổ tích thần bi tại đền làng Vọng Nguyệt

Khi về hưu (75 tuổi), được phong Hữu Thị Lang Bộ Lễ, tước Bá

Sau bị truất xuống làm Hiến sát sứ

5. Giải thưởng và vinh danh

Tiến sỹ thứ 4 của dòng Ngô lệnh tộc trong Ngũ đại liên trúng

6. Tham khảo

– Internet

traonha.wordpress.com

ngolenhtoc.com

vov2.vov.vn

ngotoc.vn

baotangbacninh.vn

– Ấn phẩm

Bản Phả của Hán Quốc công Ngô Lan (Đinh Dậu 1477, niên hiệu Hồng Đức Lê Thánh Tông)

Đăng khoa lục

Trướng văn mừng họ Ngô của Nguyễn Danh Thế

Minh thử

Minh thực lục

Kinh Bắc xứ cao khoa hiển hoạn

You may also like...

2 Responses

  1. December 10, 2021

    […] thứ 2 trong gia đình 4 anh em (Ngô Nhân Triệt, Ngô Đức Khiêm, Ngô Nhân Tình và Ngô Phúc […]

  2. December 11, 2021

    […] Sinh con trai cả là Ngô Nhân Triệt […]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *